Goblin Stone – Đánh giá và Xem xét về Trò chơi

0
34

Goblin Stone là một trò chơi hấp dẫn kết hợp giữa yếu tố thẻ bài và chiến thuật. Với đồ họa đẹp mắt và hệ thống gameplay sáng tạo, Goblin Stone hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới lạ cho người chơi. Đọc ngay đánh giá và xem xét chi tiết về trò chơi này để hiểu rõ hơn về những điểm đặc sắc mà nó mang lại.

Goblin Stone – “Mò hầm ngục” (Dungeon Crawler) có vẻ là phong cách thiết kế lối chơi không mấy lạ lẫm đối với game thủ, bởi công thức này được sử dụng khá rộng rãi trong các tựa game chiến thuật từ các nhóm phát triển quy mô nhỏ, tiêu biểu đây là các tựa game đình đám như Darkest Dungeon hay Slay the Spire.

Sự thành công từ những tựa game trên đã trở thành bài học sáng giá cho nhiều nhóm phát triển game noi theo, từ đó nhiều tựa game mới được cho ra đời. Trong đó, mới nhất là Goblin Stone vừa được cho ra mắt bởi studio Orc Chop Games.

Vậy liệu Goblin Stone có đủ hay để trở thành “cú hit” mới cho thể loại “mò hầm ngục”?

Hãy cùng GameVoz khám phá qua bài đánh giá sau đây!

Goblin Stone xoay quanh yếu tố chiến thuật, đánh theo lượt, tập trung vào các yếu tố “Rogue-like” (nếu bạn chết/thua sẽ mất hết tất cả, phải chơi lại từ đầu – NV), nơi người chơi sẽ điều khiển một nhóm những chú quỷ lùn (goblin) nhỏ bé với hành trình xây dựng lại căn cứ.

Về mặt nội dung, Goblin Stone có nhiều cơ chế khá giống với dòng game Darkest Dungeon, nhưng chúng lại sở hữu độ khó không quá cao, khá dễ làm quen. Kèm theo đó, game có tuyến truyện khá dễ nắm bắt, kết hợp cùng phong cách đồ họa ngộ nghĩnh và gần gũi, giúp người chơi, gần như bất kỳ độ tuổi đều có thể thử trò chơi mà không gặp nhiều trở ngại.

Trò chơi mở đầu bằng việc cho bạn theo chân một nhóm goblin đang bị một nhóm thám hiểm độc ác truy lùng nhưng đám goblin lại vô tình được ban cho sức mạnh từ một hòn đá bí ẩn, được gọi là Goblin Stone. Từ đây, bạn sẽ bắt đầu việc xây dựng căn cứ và điều khiển những chú goblin để chiến đấu trong các nhiệm vụ để mở rộng căn cứ, cũng như phiêu lưu khắp nơi để giúp đỡ những chủng tộc bị các nhà thám hiểm đàn áp.

Điểm thú vị là game sẽ không gò bó người chơi trong các chú goblin cố định, thay vào đó, game lệ thuộc khá nhiều vào vòng lặp thay mới chúng, tức nếu lỡ không may những chú goblin chết trong trận chiến, chúng sẽ biến mất hoàn toàn. Ngược lại, người chơi có thể chiêu mộ hoặc thoải mái… phối giống những goblin trong căn cứ để gia tăng quân số của mình.

Nhịp độ của game phụ thuộc khá nhiều vào sức mạnh của đội hình có được qua cơ chế phối giống. Để có được thế hệ goblin mới khoẻ hơn trước, bạn phải thường xuyên phối những goblin mạnh với nhau, cũng như chọn lọc xem tên nào có gen tốt để truyền cho lứa tiếp theo.

Nhìn chung, cơ chế này khá vui nếu bạn thích hệ thống tiến trình, tăng sức mạnh qua mỗi lần chơi lại theo kiểu “Rogue-like”. Nhưng khuyết điểm lớn nhất của Goblin Stone là số lượng gen mới bạn có thể tìm được rất khan hiếm và chỉ số của lứa nhân vật mới cũng tăng khá cũng khá ngẫu nhiên. Điều đó dẫn đến nhịp độ game bị chậm, người chơi sẽ phải bỏ khá nhiều thời gian để “cày” nếu muốn nâng sức mạnh đội hình.

Goblin Stone đem đến nhiều lớp nhân vật khác nhau, vào giai đoạn đầu, trò chơi sẽ cung cấp cho bạn ba chức vụ chính: Raider, Guard và Shaman, các loại còn lại sẽ được mở khóa dần qua từng chương.

Các lớp nhân vật sẽ có một bộ kỹ năng cố định dưới dạng thẻ bài, người chơi cũng có thể mở thêm kỹ năng mới bằng việc chi tiêu các linh hồn của những goblin đã chết hoặc về hưu.

Hệ thống kỹ năng của game cũng không quá mới mẻ, nhưng điểm cộng là chúng được thiết kế tốt, dễ tiếp cận và đặc biệt là khá tiện trong việc cộng dồn hiệu ứng giữa các lớp nhân vật với nhau. Ví dụ như trong lúc chiến đấu, bạn có thể gây choáng kẻ địch bằng chiêu của Shaman hoặc Guard, sau đó dùng hiệu ứng của “Wakey-wakey” từ Raider để tăng thêm sát thương.

Cơ chế gán chức vụ của game cũng khá đơn giản, giúp việc xếp đội hình trở nên nhanh gọn, chỉ cần bạn xây được hội quán (Guild) cho từng chức vụ, người chơi sẽ có thể gán bất kỳ chức vụ nào cho những lứa goblin mới, miễn là chỉ số của chúng đủ cao. Nên nếu bạn lỡ mất đi một Guard duy nhất trong trận chiến, bạn có thể dễ dàng gán chức Guard cho những chú goblin vừa được sinh ra và lấp vào vị trí đang thiếu.

Về mặt nội dung, Goblin Stone có nhiều cơ chế khá giống với dòng game Darkest Dungeon, nhưng chúng lại sở hữu độ khó không quá cao, khá dễ làm quen

Tuy sở hữu cho mình những ý tưởng khá thú vị, nhưng trên thực tế, cuộc hành trình của những chú Goblin nhỏ bé trong Goblin Stone lại không được trọn vẹn. Nguyên nhân chính của những thiếu sót này phần lớn nằm ở sự thiếu đồng nhất trong cách nhóm phát triển thiết kế, phân bổ nội dung trong game.

Điển hình là hệ thống tài nguyên của game, việc thu thập các loại nguyên liệu trong game rất khó nhằn và kém đa dạng, mỗi màn chơi gần như lúc nào cũng chỉ cho đúng hai loại tài nguyên, buộc bạn phải chơi lại nhiều lần để ra được món vừa ý, thậm chí đôi lúc có màn chơi… thay luôn tài nguyên bằng các món vật phẩm hồi máu, chẳng mấy hữu ích.

Bạn cũng có thể mua các tài nguyên trong cửa hàng, nhưng tỉ lệ mà chúng có bán cũng khá ngẫu nhiên, nếu có thì cũng bán với số lượng rất ít. Qua đó mà khiến việc “cày” tài nguyên trong game trở nên khá vất vả và nhàm chán khi phải lặp lại các màn chơi cũ nhiều lần.

Tiếp đến, một điểm khá khó hiểu đây là trò chơi pha trộn quá nhiều các món vật phẩm tạm thời trong game, tức các món đồ mà bạn chỉ được dùng trong màn chơi hiện tại, chúng sẽ tự mất đi sau đó.

Các món đồ này khiến yếu tố “cày” đồ trong game trở nên khá vô nghĩa và tù túng, phần lớn các vật phẩm bạn có thể nhặt trên đường, nên nếu người chơi cần các vật phẩm hồi máu, các loại ngọc (orb) để tăng sức mạnh, bạn đều sẽ phải tìm lại sau mỗi màn chơi.

Gần như thứ duy nhất bạn có thể giữ lại là tiền, nhưng vô lý ở điểm này là người chơi không thể đem theo đồng nào sau mỗi màn chơi, mà chỉ có thể sử dụng tại căn cứ. Do đó mỗi lần khởi động màn chơi mới, bạn sẽ luôn bắt đầu với con số không, khiến việc chi tiêu trong game trở nên khá lằng nhằng.

Chưa kể, với yếu tố bố trí màn chơi ngẫu nhiên tệ hại của trò chơi dễ dẫn đến các tình huống rất vô lý. Ví dụ như cửa hàng, trạm nâng cấp vũ khí xuất hiện tại đầu màn chơi, khiến bạn không thể chi được đồng nào. Hay những điểm dừng nơi bạn buộc phải đưa ra lựa chọn chi tiền hoặc đối mặt với một trận đấu không cân sức, nơi đôi lúc kẻ địch sở hữu thanh máu to gấp 10 lần nhân vật của người chơi.

Nhắc đến yếu tố ngẫu nhiên của Goblin Stone, điểm phiền phức là chúng xuất hiện khắp mọi nơi, từ trong màn chơi, các cơ chế nâng cấp sức mạnh cho đến hệ thống tiến trình của game. Khiến cho gần như mọi thứ trong Goblin Stone thiếu đi sự nhất quán, đem đến cảm giác khá “cụt hứng”, đặc biệt là trong các tình huống nhận phải các hiệu ứng xấu, hoặc mất hẳn luôn những chú goblin tại các Cursed Shrine.

Nhắc đến yếu tố ngẫu nhiên của Goblin Stone, điểm phiền phức là chúng xuất hiện khắp mọi nơi, từ trong màn chơi, các cơ chế nâng cấp sức mạnh cho đến hệ thống tiến trình của game

Goblin Stone cũng tồn đọng rất nhiều lỗi vặt, gặp nhiều nhất là các trường hợp chỉ cần người chơi thao tác quá nhanh thì game đôi lúc sẽ bị kẹt trong… màn hình chờ. Hoặc một trường hợp khác là khi bạn thi triển chiêu Charge của các goblin chuyên phòng thủ (Guard) thì lúc nào cũng sẽ bị kẹt trong thời gian ngắn.

Tiếp đến, việc thao tác chuột, phím khi trải nghiệm trò chơi trên PC cũng không mấy mượt mà, việc chọn các goblin trong War Room hay Quarters khá cồng kềnh, chậm chạp đi kèm thêm tình trạng tuột FPS trầm trọng, xuống dưới cả mức 30 FPS, nhiều lúc bạn sẽ bị kẹt trong màn hình chờ khi chọn nhân vật.

Goblin Stone cũng tồn đọng rất nhiều lỗi vặt, gặp nhiều nhất là các trường hợp chỉ cần người chơi thao tác quá nhanh thì game đôi lúc sẽ bị kẹt trong… màn hình chờ

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận